Tin thời tiết Ẩm thực Phong thuỷ Giáo dục the thao Kinh nghiệm Hình ảnh đẹp Du Lịch Xe đẹp

Hợp đồng mua bán xe máy viết tay có hợp pháp hay không?

Hợp đồng mua bán xe máy viết tay có hợp pháp hay không?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tìm hiểu về hợp đồng mua bán xe máy.

1.1 Hợp đồng mua bán xe máy.

1.2 Hợp đồng mua bán xe máy giấy viết tay.

2. Hợp đồng mua bán xe máy viết tay có cần công chứng hay không?

2.1 Hợp đồng mua bán xe máy viết tay có cần công chứng hay không?

2.2 Cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán xe máy viết tay.

3. Rủi ro pháp lý khi lập hợp đồng mua bán xe máy viết tay không công chứng.

Việc mua bán xe máy là giao dịch thường xuyên diễn ra trên thị trường. Xuất phát từ nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông thì xe máy luôn là lựa chọn ưu tiên. Bạn đang muốn mua xe máy và không biết việc lập hợp đồng mua bán xe máy viết tay liệu có hợp pháp hay không? Tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu về hợp đồng mua bán xe máy

1.1 Hợp đồng mua bán xe máy

  • Ngày nay, khoa học ngày càng phát triển, con người tạo ra rất nhiều phương tiện lưu thông sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Xe là một trong những phát minh của con người, được hiểu là một phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng nhằm di chuyển, vận chuyển người/hàng hóa… Ví dụ các loại xe như: xe gắn máy, xe mô tô, xe ô tô, xe tải… Xe máy là phương tiện giao thông chạy bằng động cơ, là loại xe có hai bánh hoặc ba bánh, tốc độ của xe máy không vượt quá 50km/h. Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu xe máy là một loại tài sản trong giao dịch dân sự.
  • Hợp đồng mua bán xe máy là Hợp đồng mua bán tài sản. Dựa trên quy định tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 thì có thể hiểu Hợp đồng mua bán xe máy là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán xe máy chuyển quyền sở hữu xe cho bên mua xe máy. Bên mua xe máy phải trả cho bên bán một khoản tiền hoặc lợi ích nhất định theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng mua bán xe máy chính là xe máy mà các bên đang thỏa thuận giao dịch để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu.

1.2 Hợp đồng mua bán xe máy giấy viết tay

  • Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng mua bán tài sản. Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản còn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật chuyên ngành. Vậy hình thức đối với hợp đồng mua bán xe máy được quy định như thế nào? Việc lập hợp đồng mua bán xe máy, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức hợp đồng. Pháp luật cũng không có yêu cầu cụ thể việc lập hợp đồng mua bán xe máy thể hiện dưới dạng viết tay hay văn bản được soạn thảo. Vì vậy hợp đồng mua bán xe máy giấy viết tay có thể phát sinh hiệu lực nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện tại mục 2 của bài viết.
  • Hợp đồng mua bán xe máy giấy viết tay cần có một số nội dung như sau:
    • Quốc hiệu, Tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    • Tiêu đề của hợp đồng: Hợp đồng mua bán xe máy;
    • Ngày tháng năm thực hiện giao dịch mua bán xe máy;
    • Địa điểm lập hợp đồng mua bán xe máy;
    • Thông tin của bên bán xe máy và bên mua xe máy: Họ và tên, địa chỉ liên hệ, hộ khẩu thường trú, số điện thoại, thông tin giấy tờ tùy thân(CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực)...;
    • Thỏa thuận liên quan đến đối tượng hợp đồng là xe máy như: nhãn hiệu xe, loại xe, màu sơn của xe, giấy đăng ký xe máy, số khung xe…;
    • Giá xe máy hai bên thỏa thuận để chuyển nhượng;
    • Phương thức và thời gian thanh toán;
    • Thời điểm giao xe máy;
    • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
    • Các thỏa thuận khác giữa hai bên.
  • Sau đó hai bên trong hợp đồng mua bán xe máy ký tên và xác nhận vào hợp đồng để giao kết. Pháp luật không quy định cụ thể việc viết tay hay soạn thảo bằng cách đánh máy hợp đồng mua bán xe máy có giá trị pháp lý. Tuy nhiên để xem xét về tính hợp pháp hợp đồng mua bán xe máy viết tay cần tìm hiểu thêm về quy định thực hiện thủ tục công chứng đối với loại hợp đồng này. Tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

2. Hợp đồng mua bán xe máy viết tay có cần công chứng hay không?

2.1 Hợp đồng mua bán xe máy viết tay có cần công chứng hay không?

  • Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA ban hành ngày 16/6/2020 quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì:
    • Giấy bán/tặng/cho xe của cá nhân thông thường: phải thực hiện công chứng giấy/hợp đồng đó tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền;
    • Giấy bán/tặng/cho xe của cá nhân thuộc trường hợp lực lượng vũ trang, người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện theo pháp luật đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan/tổ chức/đơn vị công tác: giấy xác nhận của cơ quan/tổ chức/đơn vị công tác đó.
  • Vậy trường hợp mua bán xe máy phải tiến hành thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng đó thì mới có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp lực lượng vũ trang, người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện theo pháp luật và đã đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan/tổ chức/đơn vị công tác. Đối với giấy viết tay hay hợp đồng được đánh máy thì phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị pháp luật.

2.2 Cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán xe máy viết tay

  • Hợp đồng mua bán xe máy viết tay phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Lưu ý rằng hoạt động chứng thực tại Ủy ban nhân dân chỉ xác thực về chữ ký, năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia hợp đồng, thời gian, địa điểm hợp đồng, không xác thực về nội dung hợp đồng có phù hợp với quy định pháp luật và không trái đạo đức xã hội như thủ tục công chứng.
  • Vì vậy các bên mua bán xe máy nên thực hiện thủ tục công chứng mua bán xe tại Phòng công chứng/Văn phòng công chứng để đảm bảo về hình thức và xác thực nội dung của hợp đồng theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp không thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực chủ thể giao dịch trong quan hệ mua bán xe máy có thể phải chịu rủi ro pháp lý theo quy định pháp luật.

3. Rủi ro pháp lý khi lập hợp đồng mua bán xe máy viết tay không công chứng

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 và Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán xe máy viết tay sẽ bị vô hiệu do không đáp ứng điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch cụ thể là việc không thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
  • Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán xe máy vô hiệu sẽ có hậu quả pháp lý như sau:
    • Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên mua bán xe máy kể từ thời điểm giao dịch được xác lập thông qua hợp đồng;
    • Khi việc mua bán xe máy vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi xác lập giao dịch;
    • Trường hợp không thể hoàn trả lại bằng hiện vật như những gì đã nhận ban đầu thì quy ra tiền để hoàn trả.
    • Bên có lỗi gây ra thiệt hại cho việc giao dịch mua bán xe thì phải bồi thường thiệt hại.
  • Căn cứ theo khoản 2, Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng mua bán xe máy yêu cầu công nhận hợp đồng không đáp ứng điều kiện về hình thức thì Tòa án xem xét và công nhận hiệu lực của giao dịch đó trong trường hợp:
    • Mua bán xe máy được xác lập nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực;
    • Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch;
    • Yêu cầu công nhận giao dịch mua bán bởi một bên hoặc các bên.
  • Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để công nhận giao dịch mua bán xe máy theo cũng sẽ mất một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy từ ban đầu khi thực hiện giao dịch mua bán xe máy các bên nên thực hiện thủ tục công chứng theo quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: Thủ Tục Công Chứng Mua Bán Xe Máy cũ.

  • Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 63 65 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất về thủ tục công chứng.