Lý thuyết Địa lí 11 Bài 10: Trung Quốc - Tiết 2: Kinh tế
Bài giảng Địa lí 11 Bài 10: Trung Quốc - Tiết 2: Kinh tế
I. Khái quát
GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD)
- Năm 1978: chính sách cải cách, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, trung bình đạt trên 8%/năm.
+ Tổng GDP đứng thứ 2 thế giới (14,72 nghìn tỉ USD năm 2020).
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh.
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM
- Chính sách phát triển:
+ Thay đổi cơ chế quản lí: “Kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.
+ Chính sách mở cửa.
+ Chính sách công nghiệp mới (năm 1994), tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
- Thành tựu:
+ Đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
+ Cơ cấu ngành: đa dạng.
+ Nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Các trung tâm công nghiệp chính ở Trung Quốc
2. Nông nghiệp
Phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc
- Chính sách phát triển:
+ Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi,…
+ Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
+ Miễn thuế nông nghiệp.
- Thành tựu:
+ Sản lượng nông sản tăng, một số loại đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn.
+ Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía Đông.
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Triệu tấn)
Chăn nuôi cừu ở miền Tây Trung Quốc
III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Có mối quan hệ lâu đời.
- Hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kim ngạch thương mại 2 chiều ngày càng tăng.
- Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Mối quan hệ Việt - Trung ngày càng được đẩy mạnh và nhiều lĩnh vực
Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
(Tiết 2): Kinh tế
1 - Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Nội dung chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc không phải là
A. thay đổi cơ chế quản lý.
B. thực hiện chính sách mở cửa,
C. ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
D. ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.
Câu 2. Sự phát triển của ngành công nghiệp kĩ thuật cao nào dưới đây là nhân tố quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
A. Cơ khí chính xác.
B. Lương thực thực phẩm.
C. Công nghiệp hóa chất.
D. Công nghệ thông tin.
Câu 3. Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc không phải là
A. phổ biến giống thuần chủng.
B. xây dựng mới đường giao thông.
C. đưa kĩ thuật mới vào sản xuất.
D. giao quyền sử dụng đất cho dân.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật nhất của các xí nghiệp, nhà máy trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” ở Trung Quốc là
A. được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
B. được tự do trao đổi mọi sản phẩm hàng hóa với thị trường trong nước và thế giới.
C. được nhận mọi nguồn vốn FDI của nước ngoài và được chia đều trên toàn quốc.
D. được nhà nước chủ động đầu tư, hiện đại hóa thiết bị, trang bị vũ khí quân sự.
Câu 5. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là
A. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.
B. chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.
C. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.
D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Câu 6. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. miền Tây.
B. miền Đông.
C. phía Nam.
D. phía Bắc.
Câu 7. Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?
A. Cơ khí, hóa chất.
B. Vật liệu xây dựng.
C. Luyện kim, hóa chất.
D. Hóa dầu, điện lực.
Câu 8. Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới về các sản phẩm nông nghiệp nào?
A. Lương thực, ngô, thủy sản.
B. Lúa gạo, cao su, thịt lợn.
C. Lương thực, bông, thịt lợn.
D. Lúa mì, khoai tây, thịt bò.
2 - Câu hỏi thông hiểu
Câu 9. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A. Địa hình và khí hậu.
B. Biển và khoáng sản.
C. Sông ngòi và khí hậu.
D. Địa hình và rừng.
Câu 10. Sự phát triển của ngành công nghiệp kĩ thuật cao nào không phải là nhân tố quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
A. Điện tử.
B. Cơ khí chính xác.
C. Hóa chất.
D. Sản xuất máy tự động.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế
Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)
Lý thuyết Bài 12: Ô-Xtrây-Li-A - Tiết 1: Khái quát về Ô-Xtrây-Li-A
Lý thuyết Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại