Đơn vị:

Bánh cáy là gì? Bánh cáy đặc sản ở đâu và làm từ gì, cách làm bánh cáy

1 Bánh cáy là gì?

Bánh cáy là một loại bánh được làm từ gạo nếp, có màu sắc rất bắt mắt nhờ lấy màu đỏ từ quả gấc và màu vàng từ quả dành dành. Bên cạnh đó, vị ngọt của bánh đến từ vị ngọt của mạch nha, thoảng đâu đó là hương thơm đặc trưng từ gạo nếp quyện lẫn với vị béo thơm của vừng, đậu phộng, mứt dừa và tinh dầu bưởi.

Bánh cáy thường xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm mùa Tết, bên cạnh các loại bánh quen thuộc như bánh chưng, bánh dày,… và mâm ngũ quả để dâng lên bàn tờ tổ tiên.

Bánh cáy đặc sản ở đâu?

2 Bánh cáy đặc sản ở đâu?

Bánh cáy là đặc sản của làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng thuộc tỉnh Thái Bình nước ta. Theo tương truyền rằng, bánh cáy là món bánh dân gian có nguồn gốc từ thời vua Lê - chúa Trịnh vào thế kỷ 17, và người làm ra loại bánh này chính là bà Nguyễn Thị Tần (sinh ngày 17/1/1725) sống tại làng Nguyễn.

Bà Tần được sinh ra trong gia đình quyền quý, đến năm 16 tuổi thì được cha đưa vào kinh. Vì bà đàn hay và hát giỏi nên đã được vua Lê Hiển Tông cho làm nhũ mẫu để dạy bảo Thái tử Lê Duy Vũ. Tuy nhiên, đến năm 1769 Lê Duy Vỹ bị Thế tử Trịnh Sâm đem lòng đố kỵ và ghen ghét nên đã bức hại đày vào ngục giam giữ.

Lúc bấy giờ, chỉ có bảo mẫu Nguyễn Thị Tần mới được thăm nom Thái tử Lê Duy Vỹ trong ngục. Vì thấy Thái tử ăn uống quá đạm bạc nên bà đã làm ra một loại bánh vừa có vị béo, vị bùi và vị ngọt để giúp Thái tử lấy lại sức khỏe trong những ngày sống ở trong ngục.

Sau này, bà Tần đem công thức làm bánh đó truyền lại cho dân làng Nguyễn và được gọi là bánh cáy cho mãi đến ngày nay.

Bánh cáy làm từ gì?

3 Bánh cáy làm từ gì?

Gọi là bánh cáy nhưng loại bánh này không phải làm từ con cáy. Thay vào đó chúng được làm từ gạo nếp, vừng, đậu phộng kết hợp với nhiều nguyên liệu quả và lá khác để tạo ra màu vàng, trắng, xanh cho miếng bánh, nhất là màu cam giống như con cáy vậy!

Bánh có độ giòn nhưng vẫn tạo cảm giác dẻo dai khi ăn, nhất là vị ngọt và vị bùi giữa các nguyên liệu mà người dân làng Nguyễn (tỉnh Thái Bình) sử dụng.

Hơn nữa, khi ăn bánh cáy, người dân Thái Bình thường hay nhâm nhi bên tách trà xanh nóng vào những ngày trời se lạnh. Vị trà ấm hòa lẫn với vị cay thơm nóng của gừng có trong miếng bánh, giúp cho tinh thần của người ăn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn.

Bánh cáy là gì? Bánh cáy đặc sản ở đâu và làm từ gì, cách làm bánh cáy

4 Cách làm bánh cáy

Cách làm bánh cáy cần trải qua nhiều giai đoạn để có được hương vị ngọt, béo và bùi tự nhiên của các nguyên liệu được sử dụng.

Trước tiên, bạn chia nếp thành 2 phần: 1 phần đồ xôi với nước quả gấc để tạo màu đỏ, còn 1 phần đồ xôi với nước quả dành dành để tạo màu vàng. Tiếp theo, bạn lấy cối để giã nhuyễn các phần xôi này cho mềm mịn, rồi đem đi cán bột và cắt thành những lát mỏng trước khi đem đi sấy khô.

Trong khi đó, bạn lấy mỡ lợn được ướp muối và đường khoảng nửa tháng, rồi đem ra cắt hạt lựu. Bạn xào mỡ với một ít đường cho đến khi nào chuyển màu trong và giòn. Tiếp theo, bạn làm kẹo nước đường.

Sau đó, bạn rang phần mỡ đã xào cùng với phần bánh đã sấy khô cho đến khi tỏa hương thơm. Cuối cùng, bạn trộn đều hỗn hợp này với nước đường trong một cái âu lớn, rồi đem đổ ra khuôn có chứa vừng, nén chặt và cắt thành bánh.

Tham khảo chi tiết công thức làm bánh cáy chuẩn vị cùng Điện máy XANH:

CLICK xem ngay bộ nồi xửng (nồi hấp) đang giảm giá CỰC SỐC

Tham khảo thêm nhiều mẫu nồi xửng hấp đang được kinh doanh tại Điện máy XANH để đồi xôi làm bánh cáy dễ hơn:

Như vậy, bạn đã biết được bánh cáy là gì cũng như bánh cáy làm từ gì, đây là đặc sản ở vùng nào và cách làm bánh cáy sao cho ngon đúng rồi. Hãy ghé thăm chuyên trang Vào bếp để khám phá thêm các thông tin hay ho nhé!