Sủi cảo là một trong những món ăn quen thuộc của trung quốc, và cũng đặc biệt phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu với nhiều kiểu biến tấu đa dạng và đặc biệt. Người dân Việt có thói quen làm và ăn sủi cảo, đặc biệt là những ngày lễ quan trọng, cả gia đình sum họp lại với nhau. ” Hướng dẫn làm bánh sủi cảo ” một cách đơn giản, nhanh chóng sẽ giúp bạn dễ dàng chuẩn bị món bánh sủi cảo này cho gia đình, người thân và có những ngày bên gia đình thật tuyệt vời.
Đánh giá nguyên liệu làm sủi cảo gồm những gì?
+ Thịt heo xay: khoảng 300 gr.
+ Thịt tôm tươi: khoảng 200 gr.
+ Bột mì: khoảng 250 gr.
+ Bột bắp: khoảng 50gr.
+ Cải thảo: khoảng 20 gr.
+ 3 củ hành tím, hành lá, 1 quả trứng gà.
+ Gia vị: Hạt nêm, dầu mè, đường, muối…
B1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu như thế nào?
+ Tiến hành rửa sạch tôm, bỏ vỏ, bỏ đầu tôm
+ Rửa sạch cải thảo, cắt hạt lựu
+ Hành tím bỏ vỏ, băm nhỏ
+ Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu.
+ Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
B2: Làm nhân sủi cảo như thế nào?
Bạn cho thịt heo xay vào bát, sau đó thêm cải thảo, hành tím, cà rốt, hành lá.
Cách cho gia vị: chú ý cho 1 muỗng hạt nêm, khoảng 1 muỗng đường, 1 muỗng muối, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng canh đựng dầu mè, tính toán trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, đợi 5 - 10p để phần nhân được ngấm gia vị.
B3: Tiến hành làm vỏ sủi cảo.
Đập trứng vào tô, tách bỏ vỏ, thêm 1/4 muỗng cà phê muối, cùng với 90ml nước, khuấy đều. Cho bột bắp, bột mì vào bát lớn, thêm hỗn hợp trứng nhào đều, để bột nghỉ 30 phút. Sau thời gian đó, bạn cán dẹp bột, sau đó cắt bột thành miếng vuông khoảng 10cm.
B4: Nặn sủi cảo thành hình.
Lẫy muỗng múc nhân, cho 1 con tôm vào miếng vỏ sủi cảo, sau đó gấp miếng sủi cảo theo hình tam giác, rồi khéo léo dùng tay bấm khóa miếng sủi cảo lại, làm lần lượt cho tới khi hết nguyên liệu.
B5: Tiến hành nấu sủi cảo.
Bắc nồi nước lên bếp, cho khoảng 400ml nước đợi sôi, sau đó thả miếng sủi cảo vào luộc khoảng 10 phút. Bên trong đã chín, vỏ bánh dai, mềm. Tránh hấp/luộc quá lâu dẫn đến việc bị nhão, bị nhừ, bánh không được ngon. Cần phải chú ý kĩ càng trong quá trình luộc, hấp để cho ra đời món ăn ngon lành, ngọt vị.
B6: Mẻ bánh ra đời.
Sủi cảo thường được chấm với nướng tương, hoặc bạn có thể trộn thêm nhiều gia vị khác như tương ớt, hạt nêm nếu thấy chưa đủ vị. Nước sủi cảo thường thanh, ngọt vị, ăn kèm với rau cải, hành lá, múc ra tô và mới ra đình cùng thưởng thức.
Một tô sủi cảo ngon lành thanh đạm, một bát nước chấm thơm ngon, đủ vị chắc chắn sẽ trở thành một trong những ấn tượng khó quên khi bạn thưởng thức món này.
Món ăn này cũng khá đơn giản, dễ nấu, chỉ cần một chút khéo tay,một chút cẩn thận, chú ý lúc luộc/hấp thì sẽ có thể thực hiện thành công món này rồi.