Hồng kỵ món gì? 7 cách ngâm hồng giòn hết chát an toàn

Nếu lo ngại về vấn đề quả hồng giòn bị ngâm hóa chất để giòn ngọt hơn, bạn có thể tự tìm hiểu cách ngâm hồng tại nhà. Chỉ với một số bước đơn giản, bạn có thể tự tay ngâm hồng giòn hết chát.

Bài viết không chỉ mang đến cho bạn hướng dẫn cách ngâm hồng xanh, cách ngâm hồng giòn hết chát. Những loại thực phẩm kiêng kỵ với quả hồng cũng sẽ được đề cập để bạn có thể thưởng thức loại quả này trọn vẹn nhất có thể.

>> Đọc thêm: Ăn hồng có tác dụng gì? Lưu ý khi ăn hồng kẻo gây hại sức khỏe

Cách chọn mua hồng tươi ngon

Quả hồng bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để chọn mua những quả hồng tươi ngon nhất, bạn hãy dựa vào những tiêu chí sau:

>> Đọc thêm: Phân biệt hồng giòn Trung Quốc và những lưu ý khi ăn hồng giòn

7 cách ngâm hồng giòn hết chát

Có phải hồng nào cũng phải ngâm trước khi ăn? Không đúng! Một số loại hồng giòn có vị chát, hoặc chưa chín mới cần được ngâm để quả giòn ngọt hơn. Đối với hồng giòn chưa chín, bạn có thể dễ dàng thử nhiều cách ngâm hồng giòn khác nhau. Nhưng bạn vẫn cần tuân theo một số nguyên tắc ngâm hồng xanh như sau:

Cách 1. Xịt phun sương bằng rượu gạo

cách ngâm hồng

Đây là một trong những cách ngâm hồng giòn hết chát đơn giản nhất. Bạn cần chuẩn bị một bình xịt phun sương và một ít rượu gạo (hoặc có thể dùng cồn pha loãng).

Cách làm như sau:

>> Tìm hiểu thêm: 5 cách làm bơ nhanh chín không dùng hóa chất

Cách 2. Cách ngâm hồng giòn bằng nước ấm

Đối với cách ngâm hồng trong nước ấm, bạn sẽ mất khoảng 2-3 ngày để quả hồng ngâm có thể ăn được.

Cách làm hồng ngâm với nước ấm đơn giản như sau:

cách ngâm hồng

Cách 3. Đặt hồng với các loại hoa quả khác

Một cách làm hồng giòn hết chát mà không dùng nước chín là tận dụng khí ethylene từ các loại quả chín. Cách làm đơn giản như sau:

Các loại quả nêu trên sẽ tự sinh ra loại khí ethylene trong quá trình tự chín giúp đẩy nhanh sự chuyển hóa tinh bột thành đường. Nhờ vậy, quả hồng ngâm của bạn sẽ chín tự nhiên và ngọt.

>> Tìm hiểu thêm: Cách nấu 3 loại sữa hạt Hàn Quốc an lành, thơm ngon khó cưỡng

Cách 4. Để hồng trong thùng gạo

Tương tự với nguyên tắc trên, việc vùi hồng giòn trong thùng gạo sẽ cản trở khí ethylene bị thoát ra ngoài. Từ đó giúp làm quả hồng ngọt tự nhiên hơn.

Cách 5. Ngâm hồng hết chát nhanh bằng nước muối

Với cách ngâm hồng giòn này, bạn có thể nhanh chóng loại bỏ vị chát của quả hồng nhanh chóng chỉ trong vài giờ. Cách ngâm hồng giòn như sau:

Cách 6. Ngâm hồng với nước vôi

Cách ngâm hồng xanh với nước vôi trong pha loãng khoảng 3% là một trong những cách làm dân gian khá hiệu quả. Tương đương pha 1 lít nước ngâm hồng, bạn cần đến khoảng dưới 30g bột vôi và lưu ý chỉ sử dụng phần nước trong để dùng .

Với cách ngâm hồng này, bạn cần ngâm hồng trong lọ kín trong 3-5 ngày để khử vị chát và giúp quả thêm giòn thơm. Sau khi ngâm quả hồng, có thể bạn sẽ thấy một lớp bột trắng mỏng bao quanh quả hồng. Đừng quá lo lắng, hiện tượng này không gây hại gì cho sức khỏe. Bạn chỉ cần gọt đi phần vỏ hồng và thưởng thức như bình thường.

Quả hồng kỵ với gì?

cách ngâm hồng

Trong khi quả hồng chín khá an toàn với hầu hết các loại thực phẩm, hồng chưa chín có thể gây phản ứng với các thực phẩm khác. Từ đó dẫn đến những vấn đề tiêu hóa nếu ăn quá nhiều. Sau đây là một số món ăn kiêng kỵ với quả hồng, và những lưu ý khi ăn quả hồng.

1. Không nên ăn hồng với các loại hải sản và thực phẩm quá nhiều đạm

Lý giải. Axit tannic trong quả hồng sẽ phản ứng với các loại protein và muối canxi trong cá, tôm và các loại hải sản. Phản ứng này có thể gây đông cứng protein hoặc tạo thành cặn lắng kết tủa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Những kích thích tiêu hóa có thể dẫn đến buồn nôn và táo bón hay gây tắc ruột .

>> Đọc thêm: Sầu riêng kỵ món gì? 5 loại thực phẩm không nên kết hợp

2. Không ăn hồng khi bụng đói

Lý giải. Chất tanin trong quả hồng khi phản ứng với các loại axit trong dạ dày sẽ tạo ra các khối bã thức ăn (bezoars). Bezoars khó tan, lắng đọng trong dạ dày. Khi chúng đông lại với pectin và chất xơ thực vật sẽ tạo thành sỏi.

3. Không nên ăn hồng và uống rượu cùng lúc

Quả hồng kỵ với gì? Tương tự với những phản ứng khi bạn ăn hồng lúc bụng đói, sau khi rượu vào dạ dày, ruột sẽ tăng tiết dịch dạ dày. Khi này, axit tannic trong quả hồng gặp axit dịch vị tạo thành khối bã thức ăn, dễ tạo thành sỏi gây tắc ruột.

>> Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Măng kỵ ăn chung với gì?

Quả hồng thật sự mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon đặc trưng. Thế nhưng, ăn sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Vì thế, bạn hãy ghi nhớ những loại thực phẩm kỵ với quả hồng để có thể tận dụng tối đa lợi ích của loại quả này bạn nhé! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách ngâm hồng và ăn hồng đúng cách.

[embed-health-tool-bmr]

Link nội dung: https://thoitiet.pro/cach-ngam-ruou-hong-a1006.html