Cập nhật tài liệu soạn bài Chữ người tử tù chính xác nhất giúp học sinh chuẩn bị bài đầy đủ hơn. Theo dõi cụ thể thông tin bài soạn tại trang web The POET Magazine.
Hướng dẫn soạn bài ngữ văn lớp 10, đọc Chữ người tử tù và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, em suy đoán tác phẩn viết ra từ một người tù mắc trọng tội.
Cuộc nói chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại có những chi tiết đáng chú ý:
Ngoại hình, tính cách, sở thích và câu văn khái quát tính cách viên quản ngục:
Theo em, viên quản ngục sẽ đối xử tốt với Huấn Cao, dành cho Huấn Cao những biệt đãi riêng.
Các chi tiết khiến em suy đoán như vậy:
Huấn Cao và viên quản ngục gặp nhau ở trong ngục tù. Huấn Cao xuất hiện hiêng ngang, bất khuất, lạnh lùng. Viên quản ngục hiền lành, lòng kiêng nể cố giữ kín đáo mà đã rõ quá rồi.
Ông Huấn Cao đã nhận sự “biệt đãi” của quản ngục bằng cử chỉ, thái độ “Thản nhiên nhận rượu và ăn thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm”.
Huấn Cao sẽ cho chữ viên quản ngục, vì “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và như ông Huấn thổ lộ “Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy.”. Tóm lại, Huấn Cao cho chữ vì chính ông và viên quản ngục đều là những con người cao quý, yêu cái đẹp.
Cảnh cho chữ:
Cảnh cho chữ đã hội tụ tất cả những nét vượt trội ấy. Đây là một khung cảnh đặc biệt, và chính người khắc họa cũng khẳng định đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Sự đặc biệt này hiện ra ở mọi góc của cảnh: Nhân vật, thời gian, không gian.
Nhân vật:
Bình thường, người cho chữ và người được cho chữ là những tri âm tri kỉ đến độ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Ở họ luôn toát ra sự an nhiên, điềm tĩnh, ung dung của bậc túc nho.
Ở đây, người cho chữ là một tử tù, người được cho chữ là quản ngục. Họ có vị trí đối nghịch trong xã hội. Hơn nữa, họ mới gặp nhau hơn nửa tháng. Đặc biệt, cảnh cho chữ đã diễn ra một sự thay bậc đổi ngôi, khi người tử tù thì dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn đứng thẳng người và đĩnh đạc, còn quản ngục “khúm núm” và nghẹn ngào. Trong quan hệ xã hội họ là kẻ thù nhưng trong bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ.
Không gian:
Thông thường, nguồi ta viết chữ cho nhau ở nơi thư phòng sạch sẽ, không gian của học thuật. Ở đây, người ta viết chữ cho nhau trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đây là không gian mà cái xấu, cái ác thống trị.
Thời gian:
Bình thường, người ta cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp. Ở đây, người ta cho chữ vào ban đêm một cách vội vã, chạy đua với thời gian, gấp rút tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng và tránh cái công văn oan nghiệt giải người về kinh thụ án. => Chỉ ra những nét tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong cảnh này.
Luôn nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ văn hóa thẩm mĩ và nhìn con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ.
Nếu nhìn cảnh cho chữ bằng con mắt xã hội học, không khó để thấy luôn mầm mống phản loạn ở đó: Những thứ không cần thiết lại được đem vào biệt giam, người cầm quyền trong tù lại “khúm núm”, “run run” trước tử tù…
Tuy nhiên, tác giả đã nhìn bằng con mắt văn hóa thẩm mĩ và thấy đây là cảnh phi thường. Ở đó, mọi trật tự của xã hội dung tục đã bị đảo lộn hết, chỉ có cái đẹp thống lĩnh, cái cao cả và cái thiện lên ngôi để cứu rỗi tâm hồn con người như niềm hi vọng của thế giới.
Nguyễn Tuân cũng không nhìn nhân vật bằng con mắt thông thường. Với ông, Huấn Cao không phải là tử tù nguy hiểm mà là người nghệ sĩ bậc thầy trong nghệ thuật thư pháp, đang sáng tạo ra cái đẹp siêu việt trước khi đi vào cõi bất tử. Trong cảnh này, cái tài, thiên lương và khí phách của bậc chính nhân quyện vào nhau làm nên một vẻ đẹp có thể cứu rỗi những tâm hồn.
Đi tìm những cái phi thường, quá độ, vượt ngưỡng.
Nguyễn Tuân không phải là nhà văn của những gì nhàn nhạt, trong khuôn khổ, ông luôn tìm đến những cái độc đáo. Trong cảnh này, mọi thứ đều vượt lên trật tự thông thường và người ta phải lấy một tiêu chí khác để đánh giá. Chính Nguyễn Tuân cũng khẳng định đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Vận dụng kiến thức đa ngành để làm nổi bật đối tượng.
Kiến thức điện ảnh: Để làm nổi bật cảnh cho chữ, tác giả như một nhà quay phim lành nghề đưa máy quay đến cận cảnh, để thấy “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”, rồi lại đưa ống kính lên cao để soi rõ “ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Tiếp đó lại quay viễn cảnh với động tác của cả ba nhân vật.
Kiến thức hội họa: Tác giả vẽ bức tranh cho chữ với sự đối chọi gay gắt của hai mảng màu sáng và tối. Màu sáng của bó đuốc, tấm lụa bạch còn màu tối của phân chuột, phân gián, mạng nhện.
Hai mảng màu ấy làm nền cảnh cho tâm cảnh là hình tượng Huấn Cao đang xuất thần sinh thành ra những con chữ như một báu vật.
Kiến thức điêu khắc: Nguyễn Tuân khắc họa hình tượng như một bức điêu khắc sống động với tư thế “đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc”, với trạng thái “thở dài, buồn bã”. Ngoài ra, khi miêu tả ba người chăm chú trên tấm lụa bạch, người ta đã thấy đậm chất điêu khắc với những đường nét được chạm nổi, sống động.
Ngoài ra, ngôn ngữ của Nguyễn Tuân sử dụng ở đây độc đáo, giàu chất tạo hình, có sắc thái biểu cảm cao và rất sáng tạo. Hơn nữa, chúng còn có nhịp điệu chậm rãi, trang trọng với những từ Hán - Việt, gợi hồn xưa đất nước. Đây cũng chính là điều Vang bóng một thời được trao giải cho tập truyện, điều làm nên cái riêng của Nguyễn Tuân.
Tóm lại, nhìn từ mọi góc độ, đều thấy được những nét đặc trưng của Nguyễn Tuân trong cảnh cho chữ. Chính vì vậy, có thể thấy rằng bút lực của nhà văn tài hoa đã tập trung ở cảnh này.
Huấn Cao khuyên quản ngục:
Thái độ viên quản ngục trươớc lời khuyên:
Nội dung cây chuyện kể phù hợp với nhan đề tác phẩm Chữ người tử tù theo lối tiền hậu tương ứng.
Ý nghĩa nhan đề:
Khi in trên tạp chí Tao đàn có tên Dòng chữ cuối cùng: dồn sức nặng vào hai chữ cuối cùng, gợi đến sự kết thúc, sự ám ảnh nặng nề về cái chết của nhân vật. Đây không phải chủ đề, tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải vì nó không phù hợp.
Khi in thành sách trong tập truyện Vang bóng một thời chính tác giả là người đổi tên thành Chữ người tử tù:
Trong nhan đề chứa đựng sự mâu thuẫn.
Gợi ra tình huống éo le, ngang trái xuyên suốt tác phẩm, khơi gợi sự tò mò của người đọc.
Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong trang 27 SGK ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Tất cả câu hỏi được tổng hợp với gợi ý chi tiết:
Tình huống truyện đặc sắc và độc đáo trong Chữ người tử tù là cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn này bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tân hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo: Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ.
(Mở rộng: Chúng ta biết rằng, nếu ví cuộc sống như một dòng sông, thì tình huống như một xoáy nước. Tình huống là một loại hoàn cảnh bất bình thường có vấn đề. Khi con người rơi vào hoàn cảnh ấy, bắt buộc phải xử lí tình huống. Để rồi, trong quá trình ấy thì tính cách, bản chất, số phận của con người (ngoài đời thường) và nhân vật (trong tác phẩm) mới bộc lộ một cách đầy đủ nhất, chân thực nhất.
Lời kể nhân vật quản ngục trong phần 1 là lời kể của chính tác giả. Việc sử dụng ngôi kể thứ ba (Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba) giúp cho cách kể linh hoạt, tự do hơn và khách quan.
Ban đầu, Huấn Cao tỏ ra vô cùng khinh bạc quản ngục - kẻ đứng đầu nhà lao, coi viên quản cũng giống như bao tên thăm quan trong xã hội lúc bấy giờ; Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều, là “nhà ngươi đừng có đặt chân vào đây”.
Nhưng khi thầy thơ lại đã kể cho Huấn Cao hiểu rõ nỗi lòng của quản ngục. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Khi đã hiểu rõ con người, nhân cách của quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Lúc này, mối quan hệ giữa họ không còn là mối quan hệ giữa quản ngục - tử tù mà đã chuyển thành một quan hệ tri âm, tri kỉ. Điều này khẳng định, đó là sự gặp gỡ giữa cái đẹp, cái thiên lương trong trẻo với thiên lương trong trẻo. Đó là sự chiến thắng của cái đẹp trước cái xấu xa, tầm thường.
Con người mang nét đẹp của tư thế, khí phách
Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật.
Con người mang nét đẹp của tâm hồn, tài hoa
Tâm hồn cao quý
Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữa thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.
Thư phá (nét viết chữ, nghệ thuật viết chữ hán) vốn là một thú tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỉ: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta tôi”. Và lần này như một ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”.
Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng biện pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện.
Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm, nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián).
Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ… chắp tay vái người tù một vái.
=> Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống chung với tội ásc.
Đánh giá về hình tượng Huấn Cao
Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp của khí phách, của tài hoa hòa hợp cái đẹp của thiên lương.
Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song ở Huấn Cao, bên cạnh cái tài hoa, còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc và cái đẹp của thiên lương. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao, so với với các nhân vật khác trong Vang bóng một thời.
Về không gian: người xưa thường cho chữ ở thư phòng, nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nơi ngục tù ẩm mốc, bẩn thỉu, đầy những phân chuột, phân gián.
Về thời gian: Cảnh cho chữ này diễn ra vào thời gian giữa đêm khuya thanh vắng. Đặc biệt đó là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao, con người tài hoa, nghĩa hiệp phải thi hành án xử.
Người cho chữ và người xin chữ vô cùng đặc biệt: Người cho chữ mặc dù bị cùm gông nhưng vẫn ung dung, tự tại, oai phong phóng bút với những nét bút đẹp tuyệt trần. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ lại cúi đầu đón nhận như một đặc ân từ tử tù.
Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục.
Ý nghĩa:
Cảnh cho chữ làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xau, nhơ bẩn của cái thiện đối với cái ác,…
Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng. Tử Văn dám châm lửa đốt đền của tên tướng giặc trừ hại cho dân.
Huấn Cao vì thấy dân chúng lầm than mà khởi nghĩa chống lại triều đình. Họ không vì quyền uy, tiền bạc mà bị mua chuộc, đánh mất đi chính mình. Tóm lại, đó là những con người giàu có về khí phách và vẻ đẹp tâm hồn.
Bài làm 1:
Chúng ta biết rằng, tác phẩm văn học thành công cần phải có nhiều yếu tố: nội dung, tư tưởng, thông điệp,… Ngoài ra, những yếu tố nghệ thuật nhất định phải có như: ngôn ngữ, hình tượng, khắc họa nhân vật, miêu tả sự việc, và đặc biệt phải kể đến là tình huống truyện. Trong Chữ người tử tù, yếu tố nghệ thuật đặc sắc là tình huống “cảnh cho nữ”. Chính tình huống này đã khắc họa nổi bật tính cách nhân vật và tư tưởng chủ đề, thông điệp của tác phẩm. Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn tài hoa, thiên lương và khí phách. Nếu Huấn Cao là người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang, thì viên quản ngục là trang quân tử nhầm đường. Cảnh cho chữ ở cuối thiên truyện đã ánh lên vẻ đẹp của thiên lương, là sự khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp trước sự xấu xa; sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Qua đó, Nguyễn Tuân đã bộc lộ sự nhớ tiếc cái đẹp Vang bóng một thời của cha ông ta, đang bị vùi dập, tàn phá bởi hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến ngày ấy!
Bài làm 2:
Bên cạnh sự đặc sắc trong xây dựng tình huống “Cảnh cho chữ” và nhân vật Huấn Cao, thì Nguyễn Tuân cũng rất đỗi thành công khi khắc họa nhân vật viên quản ngục. Đó là người say mê, quý trọng cái đẹp, phát hiện ra cái đẹp và đánh giá đúng tài năng của Huấn Cao. Sở nguyện cao quý nhất của quản ngục là “Có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có được vật báu trên đời”. Quản ngục khổ tâm “Có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào xin được chữ” và “Y chỉ lo mai mốt, ông Huấn Cao bị hành hình mà không xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất”. Quản ngục cũng là người đã biệt đãi Huấn Cao. Bị sỉ nhục vẫn điềm đạm “xin tuân lệnh”. Điều đó chứng tỏ quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp. Quản ngục cũng là người không biết sợ cường quyền. Chăm lo, biệt đãi tuf̀aán chém là một việc làm thể hiện sự dũng cảm, bất chấp luật pháp và trách nhiệm của quản ngục. Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho là “chọn nhầm nghề”. Ba nét trên đây chứng tỏ quản ngục cũng thuộc dạng người biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài, biết nghe lời khuyên nhủ của Huấn Cao. Một lòng tâm phục, khẩu phục nghẹn ngào “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu… Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Quản ngục thay tiếng ấy để chỉ công việc sức trách. Đấy chỉ là cái ác khoác phủ ngoài của một tâm hồn đẹp. Quản ngục đúng là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Cho nên, có thể khẳng định rằng, viên quản ngục là một trang quân tử nhầm đường, nhưng luôn hướng về thiên lương và cái đẹp.
Bài làm 3:
Nguyễn Tuân đã viết trong truyện, cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Bởi lẽ, bình thường sẽ không có cảnh cho chữ đẹp đẽ và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và nhơ bẩn này. Nhưng ở đây lại có, vì ở đây có sự chiến thắng của “thiên lương” con người. Và nhà văn, với nghệ thuật đặc tả tài tình, với thủ pháp tương phản sắc xảo, đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nêu bật ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của sự chiến thắng đó. Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục. Nhà ngục vốn đã tối tăm, lại vào lúc đêm khuya khoắt, càng dày đặc bóng tối. Nhưng “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một “tấm lụa bạch còn nguyên vẹn nền hồ” và “lửa đón cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã miêu tả đến hai lần cái “ánh sáng đỏ rực”, cái “lửa đóm cháy rừng rực” đã xua tan và đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam. Nhấn mạnh đến cái ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu ấy, rõ ràng đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Ở đây là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của lương tri, thiên lương và bóng tối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối của tàn bạo chính tại nơi tù ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lần đường trở về với cuộc sống lương thiện. Và chỉ khi tâm hồn được soi sáng bởi thiên lương thì mới có thể chiêm ngưỡng cái đẹp!
Xem thêm:
Theo dõi tài liệu soạn bài Chữ người tử tù giúp học sinh chuẩn bị bài tốt trước buổi học. Phần câu hỏi trong chương trình đã được hướng dẫn giúp bạn có thêm gợi ý cho câu trả lời và hiểu hơn nội dung bài học.
Link nội dung: https://thoitiet.pro/soan-bai-chu-nguoi-tu-tu-ngan-nhat-a9134.html