Bạn đang choáng ngợp trước vô vàn lựa chọn động cơ điện? Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ giúp bạn "giải mã" thông số kỹ thuật của động cơ điện 3 pha và 1 pha, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho nhu cầu của bạn.
Hãy cùng khám phá thế giới của những "cỗ máy" đầy sức mạnh này, nơi công suất, điện áp và hiệu suất đóng vai trò then chốt!
Thông số kỹ thuật motor 3 pha quan trọng nhất
KW/ HP / Mã lực - sức ngựa: Công suất motor điện tính bằng kilowatt hoặc Horse Power (HP). Phổ biến nhất công nghiệp Việt Nam là motor từ 0.37kw tới 160kw
Tốc độ motor 3pha: Pole / P cực của motor điện: RPM = R.P.M = Round Per Minute: tốc độ trục ra của động cơ điện là số vòng quay / phút
- Motor 4 pole (4P) tương ứng với số vòng quay 1400, 1450, 1500 vòng /phút. Còn gọi tên là motor kéo, motor chậm tua, motor tua chậm
- Motor 2 pole (2P) tương ứng với số vòng quay 2800, 2900, 3000 vòng /phút. Còn được gọi là motor nhanh tua hoặc motor tua nhanh
- Motor 6 pole (6P) tương ứng với số vòng quay 900, 960, 1000 vòng /phút
- Motor 8 pole (8P) tương ứng với số vòng quay 700 - 720 vòng /phút
INS.CL (insulating class): cấp cách điện dây đồng (dây emay), thường là cấp B: 120 độ, cấp F 155 độ và H 180 độ C
IP - Ingress of Protection: Cấp bảo vệ động cơ khỏi tác động môi trường.
Ví dụ: IP44 là motor hở, IP55 là motor kín. Ngăn được hạt bụi nước nhỏ tới 1mm lọt vào trong motor. IP56 bảo vệ nước cao cấp hơn và IP66 là nhúng được xuống nước.
Thông số động cơ 3 pha bằng điện áp
Voltage = Volt = hiệu điện thế, điện áp. 3 Phase = 3 pha
- Điện 3 pha hạ thế: 380v, 400v, 415v, 420v, 460v, 660v hoặc 3 pha 220v
- Điện trung thế: 15000v
- Điện cao thế: 110.000V-220.000V-500.000V
- Motor AC: động cơ điện xoay chiều. Motor DC: động cơ điện 1 chiều
Hz = Hezt: tần số lưới điện, thường là 50 Hz, 60 hz
AMP: dòng điện ampe định mức của motor, ampe không tải thường = 30-50% ampe định mức. Ví dụ AMP định mức = 10 thì AMP không tải = 3 tới 5 (A) là bình thường
Thông số kỹ thuật động cơ điện 3 pha theo chủng loại
- Y3, GL, Y, Y2, YE2, YE3, YX3 : động cơ điện 3 pha không đồng bộ thông dụng
- YB2, YB3, YBK2, Ex: motor điện phòng chống cháy nổ
- YVP, Y3VP: motor điện biến đổi tần số, thay đổi được tốc độ
- YD: động cơ 3 pha 2 tốc độ
- YZR: động cơ điện rotor có quấn dây đồng, để tải nặng, khởi động nặng
- GH: motor giảm tốc chân đế. GV motor giảm tốc mặt bích
- ZW: motor rung, CVM, MVE động cơ đầm chỉnh được lực rung
Cần thêm tư vấn xin liên hệ công ty MinhMotor: 0984601133
Thông số kỹ thuật motor 1 pha
Single Phase Motor: động cơ điện 1 pha 220v, 110v, 200v, có 2 đầu dây ra nối vào nguồn điện.
YL: loại động cơ 1 pha tải thường. YC loại động cơ 1 pha tải khỏe.
Công suất: motor 220v 1 pha thường là từ 25w tới 3.7kw
Tốc độ thông dụng: 2 cực: 2800-3000 vòng phút, và 4 cực 1400-1500 vòng phút
Capacitors: tụ điện. Motor 1 pha có 2 loại tụ, tính năng, thông số như sau:
- Tụ đề hỗ trợ động cơ khởi động
- Tụ ngâm = tụ ngậm để bù công suất khi điện yếu (ví dụ chạy ở nông thôn điện chỉ 190-200v)
- mF (millifarads) ~: (đọc là Mirofara) là giá trị điện dung của tụ điện. Giá trị càng lớn tụ càng khỏe. Thường các tụ thông dụng là dưới 600 micofara
Các ký hiệu sản suất motor điện
Tiêu chuẩn chế tạo động cơ điện
IEC: tiêu chuẩn motor điện Châu Âu và Châu Á
Nema: tiêu chuẩn motor điện dùng tại Châu Mỹ
TEFC: motor kín, có quạt bên ngoài để làm mát thân vỏ
Frame size: mã vỏ động cơ điện: 71, 80, 90, 100, 112, 132, 160, 200 là phổ biến nhất. Trong đó, ví dụ 90M - medium, 90L: large, 90S = small, ký hiệu kích thước rotor loại vừa, loại to, loại nhỏ
B3: thiết kể kiểu chân đế B5: mặt bích, B35: chân đế có mặt bích
V1: motor điện nằm úp có điểm tựa, V15: motor nằm úp treo trên tường
Cần thêm tư vấn xin liên hệ công ty MinhMotor: 0984601133
Đơn vị công suất motor 1 HP = 0.75 kW có một số nơi để làm tròn là 0.8 kW. Miền bắc hay dùng đơn vị Kw còn miền nam dùng HP (sức ngựa).
- Cách gọi trong ngành động cơ: 0.75 kw tương đương 0.8 kw
- Cách gọi trong ngành động cơ: 3.7 kw tương đương 4 kw
- Cách gọi trong ngành động cơ: 37 kw tương đương 38 kw 5 HP, 5 ngựa có thể hiểu là cách gọi tắt của 5 ngựa rưỡi, 5.5 HP = 4kW 7 HP, 7 ngựa có thể hiểu là 7 ngựa rưỡi = 7.5HP
- 125HP hay 120HP đều có nghĩa là 90kw
- Motor kéo nghĩa là motor tua chậm chạy 1400-1500 vòng phút. Từ chậm ở đây để phân biệt với motor tua nhanh 2900 vòng phút, xin đừng hiểu là nó chậm vì 1400 vòng là nhanh gấp mấy chục lần tay người rồi.
Hiệu suất động cơ điện tiết kiệm điện
Cos: hệ số cos Ø (phi) của động cơ, thường từ 0.7 tới 0.95. Hệ số càng cao thì càng tiết kiệm điện. Lưu ý con số này không bao giờ tới 1 (vì 1 = 100%)
Eff = n %: hiệu suất động cơ điện. Tính bằng %, hiệu suất càng cao làm việc năng suất càng lớn.
Hiệu suất motor điện được thiết kế bằng 3 tiêu chuẩn phổ biến:
- IE1 = Standard Efficiency (tương ứng với tiêu chuẩn EFF2- đã có những tiêu chí chế tạo đạt tiêu chuẩn về tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường).
- IE2 = High Efficiency (tương ứng với tiêu chuẩn EFF1) - tiêu chuẩn tiết kiệm điện năng nâng cấp
- IE3 = Premium Efficiency. Tiêu chuẩn tiết kiệm điện năng nâng cấp. Tiết kiệm điện tối ưu, các lõi rotor và stator cùng dây đồng được chế tạo cao cấp hơn
Ngoài việc tiết kiệm điện, Uỷ Ban Quản Lý và Sử Dụng Năng Lượng Châu Âu (European Commission) đưa ra tiêu chuẩn motor điện bảo vệ môi trường, nghĩa là không được thải quá nhiều khí CO2, không được quá nóng khi vận hành ngôn ngữ quốc tế gọi tắt là EFF1, EFF2, EFF3
- EFF3 for Standard Efficiency: có tiêu chuẩn về hiệu suất sử dụng điện năng
- EFF2 for Improved Efficiency: có tiêu chuẩn về tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường đã nâng cấp.
- EFF1 for High Efficiency: tiêu chuẩn tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường đã được xử lý ở công nghệ cao cấp.
Một số yếu tố liên quan tới hiệu xuất motor điện
- SF: service factor: hệ số làm việc, ví dụ SF 1.15 nghĩa là động cơ được quyền chạy khỏe hơn công suất trên tem khoảng 15% khi làm việc nặng, trong 1 khoảng thời gian ngắn.
- AMB: nhiệt độ môi trường xung quanh cho phép vận hành. Thường là từ 10 tới 45 độ C là lý tưởng
Thông số kỹ thuật của động cơ điện 1 chiều
Động cơ điện 1 chiều là loại động cơ điện sử dụng dòng điện 1 chiều để hoạt động. Động cơ điện 1 chiều có cấu tạo đơn giản hơn động cơ điện xoay chiều, do đó có giá thành rẻ hơn và dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng.
Các thông số kỹ thuật chính của động cơ điện 1 chiều bao gồm:
- Công suất: Công suất của động cơ điện 1 chiều được tính bằng đơn vị kW hoặc HP. Công suất càng lớn thì động cơ có thể kéo tải càng nặng.
- Điện áp: Động cơ điện 1 chiều có thể hoạt động ở điện áp 1 chiều hoặc 2 chiều. Điện áp của động cơ điện phải phù hợp với điện áp nguồn cung cấp.
- Tốc độ: Tốc độ của động cơ điện 1 chiều được tính bằng đơn vị vòng/phút. Tốc độ của động cơ điện có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp hoặc dòng điện cấp cho động cơ.
- Cấp cách điện: Cấp cách điện của động cơ điện 1 chiều được ký hiệu bằng chữ cái và số. Cấp cách điện càng cao thì động cơ có thể chịu được nhiệt độ cao hơn.
- Cấp bảo vệ: Cấp bảo vệ của động cơ điện 1 chiều được ký hiệu bằng chữ cái và số. Cấp bảo vệ càng cao thì động cơ có thể chống bụi, nước và các tác nhân môi trường tốt hơn.
- Kích thước: Kích thước của động cơ điện 1 chiều được xác định bằng mã vỏ động cơ.
- Kiểu lắp đặt: Động cơ điện 1 chiều có thể được lắp đặt theo nhiều kiểu khác nhau, bao gồm chân đế, mặt bích, treo tường,...
Thông số kỹ thuật của động cơ điện đặc biệt
Ngoài các thông số kỹ thuật chung, động cơ điện đặc biệt còn có các thông số kỹ thuật riêng biệt, phù hợp với mục đích sử dụng của từng loại động cơ.
- Động cơ điện biến tần: Động cơ điện biến tần có thể điều chỉnh tốc độ của động cơ bằng cách thay đổi tần số dòng điện cấp cho động cơ. Động cơ điện biến tần thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu điều chỉnh tốc độ động cơ linh hoạt, chẳng hạn như máy bơm, máy nén,...
- Động cơ điện giảm tốc: Động cơ điện giảm tốc được kết hợp với hộp giảm tốc để giảm tốc độ của động cơ. Động cơ điện giảm tốc thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu momen xoắn lớn, chẳng hạn như máy nâng, máy tời,...
- Động cơ điện phòng chống cháy nổ: Động cơ điện phòng chống cháy nổ được thiết kế để hoạt động trong môi trường dễ cháy nổ. Động cơ điện phòng chống cháy nổ thường được sử dụng trong các nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu,...
Kết luận
Chúc mừng bạn đã hoàn thành hành trình khám phá thông số kỹ thuật của động cơ điện 3 pha và 1 pha! Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn "cỗ máy" phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Hãy nhớ rằng, việc lựa chọn động cơ điện không chỉ dựa vào công suất, điện áp hay hiệu suất. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng, nguồn điện và ngân sách để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Chúc bạn thành công!
Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ 0968140191. Chúc các bạn luôn thành công!
Tư vấn: 0968140191
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Thông Số Kỹ Thuật Motor Điện, Cách Đọc Tem, Kiểm Tra Hiệu Suất Motor, Tiêu Chuẩn Tiết Kiệm Điện
- Động Cơ Điện 3 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
- Động Cơ Điện 1 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
- Giá Động Cơ Điện 3 Pha Đức Nhật Đài Loan, Các Hãng, Các Công Suất
- Khái Niệm Motor Điện. Các Phương Pháp Đấu Điện Khởi Động Motor 3 Pha
- Động Cơ Điện: Những Loại Mô Tơ Quan Trọng Nhất Trong Đời Sống, Tính Năng Và Ý Nghĩa Kỹ Thuật.