Đơn vị:

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng| Văn 7 tập 2 Cánh diều

1. Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng văn 7 tập 2 cánh diều: Chuẩn bị

Câu 1 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Truyện kể về những nhân vật như thế nào? Ai trong số đó là nhân vật chính?

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

- Truyện kể về những nhân vật nhái, ốc, cua, ếch, trâu.

- Ếch chính là nhân vật chính.

Câu 2 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Bối cảnh của truyện có điểm gì độc đáo?

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh của truyện rất độc đáo bởi vì nó diễn ra trong một cái giếng cạn với những loài sinh vật bé nhỏ.

Câu 3 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Truyện đã nêu lên được bài học gì? Bài học đó có liên quan như thế nào tới cuộc sống hiện nay và với chính bản thân em?

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Truyện nêu ra bài học về lòng khiêm tốn và vai trò của việc học hỏi trau dồi để có thể mở rộng hiểu biết, tầm nhìn. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải nhận thức được giá trị của bản thân, biết được mình đang đứng ở đâu và không ngừng cố gắng, nỗ lực học hỏi để trở nên tốt hơn; không nên huênh hoang và tự đắc vì ngoài kia luôn có nhiều người tài giỏi hơn chúng ta.

Câu 4 (trang 4, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đọc trước văn bản Ếch ngồi đáy giếng. Hãy nhớ lại một vài truyện ngụ ngôn đã được học ở Tiểu học và tìm hiểu thêm những nguồn khác nhau (sách, báo và Internet,...), ghi chép lại những thông tin có liên quan đến truyện ngụ ngôn (đề tài, đặc điểm thể loại, nhân vật,…) và một vài tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng

Phương pháp giải:

Nhớ về một số truyện ngụ ngôn đã được học.

Lời giải chi tiết:

Một số truyện ngụ ngôn đã học đó là Chèo bẻo và ác là, Thầy bói xem voi, Mèo ăn chay,…

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều

2. Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng văn 7 tập 2 cánh diều: Đọc hiểu

Kết thúc câu truyện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Kết thúc truyện, chú ếch đã bị một con trâu giẫm bẹp.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng văn 7 tập 2 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 5 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Nhân vật chính ở trong truyện có tính cách ra? Hãy nêu một vài chi tiết trong truyện giúp em hiểu hơn về tính cách của nhân vật ấy.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trong truyện chính là một con ếch với tầm hiểu biết hạn hẹp, có thói kiêu căng và ngạo mạn không coi ai ra gì

- Chi tiết ở trong truyện giúp em hiểu hơn về tính cách của nhân vật đó là:

+ Ếch cứ tưởng rằng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì lại oai như một vị chúa tể.

+ Ếch nghênh ngang đi lại khắp mọi nơi và cất lên tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên về phía bầu trời…

3.2 Câu 2 trang 5 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp cho nhân vật bộc lộ được tính cách và làm nổi bật thêm ý nghĩa của truyện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã làm nổi bật được hình ảnh của một con ếch kiêu căng, ngạo mạn và coi mình như chúa tể. Vì sống trong cái giếng chật hẹp, nhỏ bé mà tầm nhìn hạn chế. Kết cục thì nó đã bị con trâu giẫm bẹp. Từ đó làm nổi bật thêm ý nghĩa về sự phê phán những người với tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết nhưng lại rất kiêu căng, ngạo mạn. Những người đó sẽ rất dễ gánh chịu những hậu quả xấu.

3.3 Câu 3 trang 5 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng đã khái quát nhất về nội dung toàn văn bản, phần nào gợi ra sự hạn hẹp về tầm nhìn.

3.4 Câu 4 trang 5 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Mỗi truyện ngụ ngôn có thể đem đến nhiều bài học, em hãy nêu ra những bài học có thể rút ra từ câu chuyện ấy. Theo em, đâu là bài học chính trong câu chuyện?

Lời giải chi tiết:

Theo em, bài học chính trong câu chuyện là phê phán thói kiêu căng và ngạo mạn của những con người có tầm nhìn hạn hẹp, khuyên mọi người cần học hỏi, mở rộng hiểu biết của chính mình và phải biết khiêm tốn.

3.5 Câu 5 trang 5 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Trong cuộc sống, có rất nhiều hiện tượng tương tự như truyện Ếch ngồi đáy giếng. Em hãy nêu ra một câu chuyện như thế.

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc sống, có rất nhiều hiện tượng tương tự với truyện Ếch ngồi đáy giếng, ví dụ như các ông thầy bói ở trong truyện Thầy bói xem voi, họ bảo thủ không chịu tiếp thu những kiến thức mới, chỉ bằng cái sờ phiến diện mà lại tự cho mình là đúng, là giỏi mà không hề quan tâm đến người khác nghĩ gì, có quan điểm như thế nào.

3.6 Câu 6 trang 5 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6-8 dòng) nêu ra bài học cho bản thân mình từ câu chuyện phía trên, trong đoạn văn có sử dụng đến thành ngữ ếch ngồi đáy giếng.

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã đem đến cho tôi nhiều bài học về cách ứng xử và việc phải nỗ lực không ngừng để có thể vươn lên trong cuộc sống. Đầu tiên, hình tượng chú ếch kiêu ngạo dám coi trời bằng vung nhắc nhở tôi về việc phải luôn luôn cố gắng để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết đồng thời cũng cần tôn trọng mọi người xung quanh. Chúng ta nên đi nhiều hơn và học nhiều hơn để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, vốn sống, thay đổi được cách nhìn nhận về mọi thứ và dẹp bỏ đi thói kiêu căng ngạo mạn, học cách yêu thương và khiêm tốn trước người khác.

Bài viết trên là phần Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng Văn 7 tập 2 Cánh diều. Bài viết đã để lại cho các em bài học vô cùng bổ ích đó là không bao giờ hống hách và cần phải biết tôn trọng những thứ nhỏ bé xung quanh. Ngoài bài soạn ở trên, khi các em muốn tham khảo thêm những bài soạn văn khác nói riêng hoặc các bài soạn trong những môn học khác nói chung, các em cần phải nhanh chóng truy cập vào website chính thức vuihoc.vn của VUIHOC để có thể đăng ký khoá học cho bản thân nhanh nhất và giải đáp những thắc mắc gặp phải từ các thầy cô giáo VUIHOC đáng yêu.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

  • Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang
  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
  • Tự đánh giá trang 116