Dùng để đo lượng nhiên liệu trên xe, đồng hồ báo nhiên liệu ô tô cho phép người dùng theo dõi lượng nhiên liệu ô tô của mình trong suốt hành trình. Tuy nhiên nếu như chúng gặp vấn đề, sẽ làm cho xe hơi có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. Dưới đây, trung tâm VATC sẽ cùng bạn tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý và cách kiểm tra đồng hồ báo nhiên liệu ô tô để các chủ xe cũng như các kỹ thuật viên sửa xe hơi có thể nắm bắt thông tin, để giải quyết các vấn đề khi chúng xảy ra lỗi.
1. Cấu tạo của đồng hồ báo nhiên liệu ô tô
Hoạt động bằng cách đo điện áp thông qua biến trở trong cảm biến, để đo mức nhiên liệu. Những thông tin này sẽ được chuyển tiếp đến người lái qua một hệ thống chỉ thị.
Trong hệ thống chỉ thị này có các cảm biến để phát hiện lượng nhiên liệu ở trong bình, bao gồm: công tắc phao, cần gạt phao và biến trở… Cụ thể, cấu tạo thông thường sẽ là:
- Bộ phận gửi tín hiệu được đặt ngay trong thùng nhiên liệu, nó gồm một chiếc phao bằng xốp được nối với 1 thanh kim loại mỏng. Cuối thanh có gắn biến trở, càng có nhiều trở thì dòng điện chạy qua càng ít.
- Cần gạt nước gắn với máy đo, trượt dọc theo dải vật liệu của biến trở, dẫn dòng điện từ máy đo đến điện trở.
Xem thêm: Cách sử dụng đồng hồ đo điện VOM
2. Hướng dẫn cách kiểm tra đồng hồ báo nhiên liệu thông thường
2.1 Tại đồng hồ báo
Tháo giắc cắm ở phao xăng 2 dây với nhau để “dây kích” đồng hồ báo xăng đi trực tiếp ra mass (đôi khi chúng chỉ có 1 dây do dây xăng được bắt với mass sườn). Khi nối dây kích đồng hồ báo xăng ra mass thì sẽ có điện trở bằng 0, kim đồng hồ sẽ “nhích” báo hiệu đồng hồ còn tốt. Hoặc các bạn cũng có thể kiểm tra bằng 2 cách khác như sau:
- Tháo taplo: ở loại đồng hồ thường thì chúng có 3 cuộn dây, mỗi cuộn bắt dính với 1 con vít. Các bạn dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra sự thông mạch, nếu có thông mạch thì chúng còn tốt.
- Kiểm tra các dây điện của đồng hồ: xem dây dương (+) và dây mass (-) của đồng hồ có điện chưa. Sau đó, với dây thứ 3 còn lại là dây kích (F) các bạn cho chúng chấm vào mass rồi thử đồng hồ xem có nhích kim không. Nếu có thì đồng hồ đang còn tốt.
Tham khảo ngay group “Hướng nghiệp - Học nghề ô tô” để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về định hướng nghề nghiệp chi tiết nhất nhé!
2.2 Tại phao xăng dầu
Làm thay đổi biến trở bằng cách dời cần gạt phao xăng và giữ chúng 1 thời gian (vì đồng hồ báo xăng di chuyển kim báo hơi trễ) xem đồng hồ báo xăng có báo đúng không để xác định.
Chú ý: Bơm xăng và phao xăng có thể được tích hợp cùng 1 đầu giắc, nên khi chúng ta kiểm tra có thể thấy thêm 1 dây âm và 1 dây dương (chúng thường là của bơm xăng hoặc bơm dầu), 2 dây này không liên quan đến phao xăng.
3. Loại đồng hồ báo nhiên liệu sử dụng hộp ECU
Có nguyên lý hoạt động giống như loại thường, sự khác biệt nằm ở dây kích từ phao xăng 2 dây sẽ đi vào hộp rồi mới ra đồng hồ mà không lên trực tiếp đồng hồ. Đối với loại này thường sẽ sử dụng đồng hồ báo nhiên liệu điện tử.
4. Hiện tượng sau sửa chữa bảo dưỡng đồng hồ
Lỗi thường thấy sau khi sửa chữa bảo dưỡng đồng hồ là chúng sẽ báo mức nhiên liệu có trị giá không như bình thường.
Ví dụ: Nếu xe chạy ở điều kiện lý tưởng mà đồng hồ tăng từ 7km/lít đến 15km/lít, thì có thể trong quá trình sửa chữa xe có nổ máy tại chỗ, nên khi xe bắt đầu chạy, đồng hồ báo sẽ ở giá trị thấp (7km/lít), sau đó giá trị sẽ tăng dần.
Trường hợp khác, nếu tháo cọc âm bình ắc quy khi sửa chữa, thì giá trị của đồng hồ sẽ được reset về 0.0km/lít và sau đó trị giá cũng sẽ tăng dần.
Đăng ký ngay: Khóa học điều hòa không khí ô tô
Hy vọng, với những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về đồng hồ báo nhiên liệu ô tô. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với VATC theo thông tin dưới đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam - VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
- Điện thoại: 0945711717
- Email: [email protected]